Hà Tĩnh: sau giông bão người dân đổ xô ra biển vớt “lộc trời”

Kinhtedothi – Sau những ngày giông bão, người dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đổ xô ra biển vớt “lộc trời”, mang về nguồn thu nhập lớn.

Những ngày này, dọc bãi biển Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) đến xã Thịnh Lộc sò lông, hến biển và một số loài nhuyễn thể bị sóng đánh trôi dạt vào bờ với số lượng rất lớn
Những ngày này, dọc bãi biển Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) đến xã Thịnh Lộc sò lông, hến biển và một số loài nhuyễn thể bị sóng đánh trôi dạt vào bờ với số lượng rất lớn
Mỗi ngày, hàng tấn sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể tự nhiên được người dân thị trấn Lộc Hà, xã Thạch Kim và xã Thịnh Lộc vớt lên
Mỗi ngày, hàng tấn sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể tự nhiên được người dân thị trấn Lộc Hà, xã Thạch Kim và xã Thịnh Lộc vớt lên
Sau khi vớt lên, mọi người lựa chọn những con còn sống để làm thức ăn hoặc đem đi tiêu thụ
Sau khi vớt lên, mọi người lựa chọn những con còn sống để làm thức ăn hoặc đem đi tiêu thụ
Sò lông, hến biển có vị ngọt đậm, dùng để chế biến thành nhiều món ăn, giá bán dao động từ 30-35 nghìn đồng/1kg
Sò lông, hến biển có vị ngọt đậm, dùng để chế biến thành nhiều món ăn, giá bán dao động từ 30-35 nghìn đồng/1kg
"Bình quân mỗi ngày tôi vớt được từ 10-15kg sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể, mang về nguồn thu nhập hơn 400 nghìn đồng/ ngày. Đây là thời kỳ nhàn rỗi, nên việc ra biển vớt "lộc trời" trở thành nghề chính của rất nhiều người dân vùng ven biển", ông Phan Anh Thơ ở thị trấn Lộc Hà cho biết
“Bình quân mỗi ngày tôi vớt được từ 10-15kg sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể, mang về nguồn thu nhập hơn 400 nghìn đồng/ ngày. Đây là thời kỳ nhàn rỗi, nên việc ra biển vớt “lộc trời” trở thành nghề chính của rất nhiều người dân vùng ven biển”, ông Phan Anh Thơ ở thị trấn Lộc Hà cho biết
Sau những ngày biển động, sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể trôi dạt vào bờ, người dân chỉ cần sử dụng vợt lưới, túi ni long, xô chậu... là có thể ra bãi biển vớt "lộc trời"
Sau những ngày biển động, sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể trôi dạt vào bờ, người dân chỉ cần sử dụng vợt lưới, túi ni long, xô chậu… là có thể ra bãi biển vớt “lộc trời”
Có một bộ phận người dân sử dụng những chiếc vợt sắt gắn lưới, tì mạnh xuống cát và kéo đi giật lùi để khai thác sò lông, hến biển ở những vùng nước sâu
Có một bộ phận người dân sử dụng những chiếc vợt sắt gắn lưới, tì mạnh xuống cát và kéo đi giật lùi để khai thác sò lông, hến biển ở những vùng nước sâu
Dọc bãi biển Lộc Hà luôn đông vui nhộn nhịp, thương lái từ nhiều nơi đã về tận bãi biển để mua hải sản tươi sống đem đi tiêu thụ
Dọc bãi biển Lộc Hà luôn đông vui nhộn nhịp, thương lái từ nhiều nơi đã về tận bãi biển để mua hải sản tươi sống đem đi tiêu thụ
Việc nhặt sò lông, hến biển khá nhẹ nhàng nên đã thu hút hàng trăm người dân đủ mọi lứa tuổi ra biển mưu sinh
Việc nhặt sò lông, hến biển khá nhẹ nhàng nên đã thu hút hàng trăm người dân đủ mọi lứa tuổi ra biển mưu sinh
Qua tìm hiểu được biết, sò lông, hến biển và các loại nhuyễn thể bị sóng đánh trôi dạt vào bờ với số lượng rất lớn sau những ngày biển động. Thời gian cao điểm vớt "lộc  trời" thường chỉ diễn ra từ 5-7 ngày, sau đó ít dần khi biển không còn sóng lỡn 
Qua tìm hiểu được biết, sò lông, hến biển và các loại nhuyễn thể bị sóng đánh trôi dạt vào bờ với số lượng rất lớn sau những ngày biển động. Thời gian cao điểm vớt “lộc  trời” thường chỉ diễn ra từ 5-7 ngày, sau đó ít dần khi biển không còn sóng lỡn 
"Nghề nhặt sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân sau những ngày mưa bão. Địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân khai thác hải sản phải đảm bảo an toàn, phòng ngừa các sự cố rủi ro trên biển mùa giông bão", ông Lê Doãn Khánh- Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc thông tin
“Nghề nhặt sò lông, hến biển và các loài nhuyễn thể mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân sau những ngày mưa bão. Địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân khai thác hải sản phải đảm bảo an toàn, phòng ngừa các sự cố rủi ro trên biển mùa giông bão”, ông Lê Doãn Khánh- Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc thông tin