Nhiều nhà vê sinh công cộng trên địa bàn TP Hà Nội đang xuống cấp, nhếch nhác, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, thậm chí có nơi trở thành địa điểm kinh doanh, bán trà đá.
Các hàng quán căng ô dù, bày bàn ghế để bán nước xung quanh nhà vệ sinh công cộng trên đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Nhà vệ sinh công cộng thành “kho chứa đồ” của các hàng quán.
Nhà vệ sinh công cộng trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng bị một số cá nhân tận dụng làm nơi bán trà đá.
Các vật dụng như ấm siêu tốc, bình nước, thùng xốp, phích nước, ghế nhựa… được bày la liệt trong nhà vệ sinh công cộng.
Nhà vệ sinh công cộng trên đường Nguyễn Chí Thanh đang xuống cấp, các thiết bị vệ sinh lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Nhà vệ sinh công cộng nhếch nhác, gây mất mỹ quan đô thị.
Nhà vệ sinh công cộng quanh sân vận động Quốc gia Mỹ Đình tan hoang, chưa được sửa chữa, thay thế.
Một số nhà vệ sinh công cộng trong các công viên ở Hà Nội cũng nhếch nhác, khiến người dân ngại sử dụng.
Nhà vệ sinh công cộng trong công viên Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi đến công viên vui chơi, tập thể dục.
Nhà vệ sinh công cộng tại vườn hoa Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) xập xệ…
Các thiết bị vệ sinh như vòi xịt, bồn rửa tay… hư hỏng, không có nước xả, bốc mùi xú uế.
Từ năm 2016, UBND TP Hà Nội đã đồng ý chủ trương xây thêm 1.000 nhà vệ sinh công cộng, nhằm đáp ứng sự phát triển đô thị văn minh.
Đến nay, TP Hà Nội chỉ có hơn 400 nhà vệ sinh công cộng, chưa kể nhiều nơi luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.
Theo các chuyên gia đô thị, việc nâng cao chất lượng, số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội là vấn đề cần quan tâm đúng mức.
Thế Đoàn/Báo Tin tức