Giá vàng hôm nay 16.12: Vàng miếng sụt giảm mạnh
Giá vàng hôm nay 16.12: Giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ, trong khi vàng miếng SJC giảm tới 1,2 triệu đồng/lượng.
Cập nhật giá vàng SJC
Tính đến 9h30, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở ngưỡng 82,6-85,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giảm 1,2 triệu đồng/lượng cả hai chiều.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC ở ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 82,6-85,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giảm 1,2 triệu đồng/lượng cả hai chiều.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 83,8-86,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên.
Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu ở ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng.
Hiện chênh lệch giá vàng mua – bán được niêm yết quanh ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng. Giới chuyên gia nhận định mức chênh lệch này vẫn rất cao. Chênh lệch giá mua – bán là một yếu tố mà nhà đầu tư cần cân nhắc khi tham gia vào thị trường vàng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời, đặc biệt trong ngắn hạn.
Giá vàng nhẫn tròn 9999
Tính đến 10h30 hôm nay, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 83,5-84,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra); giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng qua.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 83,33-85,08 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 350.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng qua.
Giá vàng thế giới
Tính đến 9h40, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.652,7 USD/ounce, tăng 4,1 USD/ounce so với đầu phiên giao dịch trước.
Dự báo giá vàng
Giá vàng thế giới giảm xuống khi đồng USD tăng lên. Ghi nhận lúc 9h40 ngày 16.12, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 106,570 điểm (giảm 0,11%).
Theo Naeem Aslam – giám đốc đầu tư của Zaye Capital Markets, các nhà đầu tư vàng nên chuẩn bị tâm lý cho khả năng giá vàng suy yếu trong tuần tới. Nguyên nhân chính đến từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất, trong bối cảnh lạm phát vẫn còn “dai dẳng”.
Lukman Otunuga – chuyên gia phân tích thị trường tại FXTM – đưa ra nhận định trung lập về giá vàng trong ngắn hạn. Theo ông, xu hướng của kim loại quý này sẽ phụ thuộc lớn vào thông điệp chính sách mà các quan chức FED đưa ra trong cuộc họp sắp tới. Otunuga nhấn mạnh rằng, nếu FED tiếp tục duy trì lập trường “diều hâu”, điều này có thể hạn chế khả năng tăng giá của vàng do các nhà đầu tư dần thu hẹp kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mạnh hơn vào năm 2025. Ngược lại, nếu FED phát tín hiệu nới lỏng chính sách trong năm 2024, giá vàng có thể bật tăng lên 2.700 USD/ounce hoặc cao hơn.
Carley Garner – đồng sáng lập công ty môi giới DeCarley Trading, mặc dù giữ quan điểm trung lập với giá vàng trong cả năm 2024, cho rằng thị trường đang cho thấy dấu hiệu suy yếu. Theo bà, việc giá không thể duy trì ổn định trên ngưỡng 2.700 USD/ounce là một tín hiệu đáng lưu ý. “Tại thời điểm này, tôi sẽ tìm kiếm cơ hội bán ra khi giá vàng hồi phục trở lại” – bà Garner chia sẻ.
Tuần này sẽ là một tuần sôi động với nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng.
Ngày thứ Hai, thị trường sẽ chú ý đến khảo sát sản xuất Empire State, một chỉ báo đánh giá hoạt động sản xuất tại bang New York, cùng với chỉ số PMI sơ bộ S&P, phản ánh hoạt động kinh tế toàn quốc của Mỹ do S&P Global công bố. Sang ngày thứ Ba, dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ là tâm điểm theo dõi.
Ngày thứ Tư đánh dấu sự kiện được mong đợi nhất trong tuần: quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Đến ngày thứ Năm, hàng loạt thông tin kinh tế sẽ được công bố, bao gồm quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ, GDP quý 3 cuối cùng, khảo sát sản xuất Philly Fed, và doanh số bán nhà hiện tại.
Khép lại tuần, ngày thứ Sáu sẽ chứng kiến dữ liệu chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, một thước đo lạm phát quan trọng được FED theo dõi sát sao.